Mối lo ngại nhất đối với người mắc bệnh tiểu đường là những biến chứng đáng sợ như: đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, hoại tử chi… Vậy làm sao để chung sống hòa bình với bệnh, ngăn ngừa các biến chứng mà bệnh lý này có thể gây ra? Bài viết sau đây yduocphuongdong sẽ chia sẻ đến bạn cách ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.
1. Nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng cao kéo dài sẽ thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, tổn thương tế bào của các cơ quan và ức chế hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể từ đó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đáng lo ngại của bệnh tiểu đường.
Vì vậy, một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh tiểu đường là giữ cho lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, càng gần mức bình thường thì nguy cơ biến chứng càng giảm.
2. Một số cách để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
2.1 Kiểm soát chỉ số HbA1c
Người bệnh cần theo dõi HbA1c – đây là 1 loại chỉ số giúp kiểm soát đường huyết trong vòng ba tháng gần nhất để ngăn chặn những biến chứng tiểu đường bằng cách xét nghiệm 3 – 6 tháng 1 lần. Lượng đường kiểm soát tốt nhất khi chỉ số HbA1c dưới 6.5%.
Nguy cơ các biến chứng của bệnh giảm khi chỉ số HbA1c giảm. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu chỉ số HbA1c cao trên 7.0%, vì điều này báo hiệu bệnh nhân tiểu đường đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng, nguy hiểm đến mức có thể tổn thương cầu thận, cắt bỏ chi, suy tim và thẩm chí tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên.
2.2 Ăn uống nghỉ ngơi thích hợp
Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý luôn là chìa khóa nuôi dưỡng sức khỏe và tinh thần, nếu bạn đang mệt mỏi thì cơ thể đang báo hiệu rằng cùng với một bữa ăn ngon bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để hồi lại tinh thần và sức khỏe. Chúng sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, cơ thể sẽ trở nên khoan khoái hơn rất nhiều.
Bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh như giảm bớt các loại thực phẩm có nhiều chất béo và calorie bổ sung rau xanh, trái cây và thịt nạc trắng. Đặc biệt, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm chất xơ vì nó có khả năng hạ thấp hàm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Một khi đã mắc bệnh tiểu đường, thì người bệnh có thể sẽ phải chung sống với thuốc điều trị suốt đời. Vậy nên những thảo dược tự nhiên vừa trị bệnh tốt, vừa không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài mà bạn có thể tham khảo là linh chi, hoài sơn, thương truật, dây thìa canh,..
2.3 Kết hợp điều trị các vấn đề tâm lý
Tâm lý đóng vai trò quan trọng không kém trong việc điều trị và ngăn ngừa các biến chứng bệnh.
2.3.1. Người nhà – bạn bè quan tâm
Đa số tâm lý mọi người đều lo lắng khi mắc bệnh, vậy nên nếu bạn là người thân hay bạn bè của họ, hãy dành thời gian hỏi han, quan tâm và chăm sóc họ nhiều hơn, đôi khi những hành động nhỏ cũng giúp tinh thần của họ tốt lên rất nhiều.
2.3.2. Tránh áp lực từ công việc và gia đình
Trạng thái căng thẳng có thể khiến tinh thần cả bạn xuống dốc không phanh vậy nên hãy cố gắng cân nhắc bỏ bớt gánh nặng công việc bớt suy nghĩ nhiều để thả lỏng tinh thần của chính mình.
2.3.3. Suy nghĩ tích cực
Khi mắc bệnh, bệnh nhân khó có thể tránh khỏi tâm lý lo lắng, suy nghĩ nhiều, thậm chí suy nghĩ thái quá. Người mắc bệnh tiểu đường cần tránh lối suy nghĩ tiêu cực thả lỏng đầu óc và thư giãn. Tránh lối suy nghĩ bi quan, sợ sệt sẽ giúp ích nhiều trong việc đẩy lùi các biến chứng của bệnh.
2.3.4. Kết hợp vận động, thể dục thể thao lành mạnh
Dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, kiên trì bạn sẽ thấy sức khỏe có những cải thiện đáng kể. Đi kèm với đó, hãy giữ thói quen ngủ sớm và thức dậy sớm, hạn chế tiếp xúc với màn hình máy tính điện thoại, nếu có thể, để đầu óc được thư giãn, thoải mái.
KẾT LUẬN:
Trên đây, bài viết đã chia sẻ một vài gợi ý, mong rằng sẽ hữu ích cho những người đang mắc phải tiểu đường, có thể cải thiện và ngăn chặn các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Yduocphuongdong hy vọng được đồng hành, cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe, cùng bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.
Y dược phương Đông