Chữa bệnh xương khớp hiệu quả từ cây thuốc nam
Theo y học cổ truyền thì cây thuốc nam là các loại thảo dược xuất phát từ cây cỏ quen thuộc xung quanh nơi sinh sống. Do vậy, cây thuốc nam hay bài thuốc nam được dùng để chỉ việc chữa trị bệnh bằng các loại thảo dược thiên nhiên. Có nhiều cây thuốc nam trong dân gian được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để cải thiện bệnh, đặc biệt là các bệnh về cơ xương khớp.
Y Dược Phương Đông giới thiệu với bạn đọc 3 loại thuốc nam hay dùng trong chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả sau
1. Cây cốt toái bổ
1.1 Đặc điểm của cây cốt toái bổ
cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây hiếm gặp hơn ở các tỉnh Miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào. Cốt toái bổ là vị thuốc rất tốt cho can thận, xương khớp. Cây được dùng để điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư.
Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, gãy xương và các bệnh về xương khớp khác
Bộ phận dùng làm dược liệu của cốt toái bổ là phần thân và rễ phơi khô của cây cốt toái bổ. Những nghiên cứu mới cho thấy thành phần trong cốt toái bổ có tổng cộng tới 369 hợp chất đã được phát hiện, có ít hơn 50 hợp chất khi không phân tách. Trong đó có các chất chống oxy hóa như: Flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.
Tác dụng dược lý của cốt toái bổ là:
+ Ngăn ngừa loãng xương
+ Diệt vi khuẩn đường miệng
1.2 Công dụng và liều dùng
Cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm
Theo Đông Y
- Công dụng: hoạt huyết, hóa ứ, làm mạnh gân xương, bổ thận, giảm đau, cầm máu, sát trùng, khu phong thấp, hành huyết.
- Điều trị: Chấn thương do té ngã, ù tai, đau nhức lưng, thận hư yếu, đau răng, đau lưng mỏi gối, chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài, khớp sưng đau tê liệt, bong gân…
- Dùng uống hay đắp ngoài. Liều dùng hàng ngày từ 6 – 12 gam. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc uống hay ngâm rượu. Đắp ngoài da không có giới hạn lượng dùng.
- Theo Tây y
- Dược liệu có tác dụng giảm độc tính của Kanamycin đối với tai trong. Tuy nhiên khi ngưng dùng tình trạng tai điếc vẫn tiếp tục tiến triển. (Thực nghiệm được thực hiện trên chuột lang).
- Làm giảm nồng độ lipid trong máu và phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch.
- Giảm đau và an thần
- Drynaria fortunei làm tăng nồng độ canxi trong xương và máu, đồng thời nâng cao lượng phosphate trong cơ thể.
2. Vị thuốc thổ phục linh
2.1 Đặc điểm của thổ phục linh
Thổ phục linh có nguồn gốc từ cây Khúc khắc.
Cây Khúc khắc tên khác là thổ tỳ giải, sơn kỳ lương, thường mọc hoang ở rừng núi.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ của cây Khúc khắc (gọi là củ Khúc khắc) có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.
Trong Khúc khắc có chứa chất saponin, chất chát, chất nhựa và nhiều tinh bột. Đông y lấy tên thuốc là “Thổ phục linh”
Cách bào chế thổ phục linh:
+ Rửa sạch, ủ hai ba ngày cho mềm, thái hoặc bào mỏng độ 2 ly. Phơi khô, bảo quản dùng dần.
+ Nấu thành cao lỏng.
+ Làm bột: Rửa sạch, ủ mềm, giã nhỏ, hòa với nước rồi chắt nước đi, để lắng, gạn lấy bột. Làm nhiều lần như vậy. Bột đem sấy khô.
Liều dùng: Ngày dùng 25 – 40g.
2.2 Công dụng của Thổ phục linh
Theo y học cổ truyền phương Đông, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, lợi về kinh: Can, tỳ vị. Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân, eczema và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.
3. Cây thiên niên kiện
3.1 Đặc điểm của cây thiên niên kiện
Thiên niên kiện là cây thuốc quý, có tác dụng y học trị. phong thấp tê đau, trị nhức mỏi gân, đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, người già yếu dùng càng tốt. Cây thiên niên kiện còn có thể hút khí CO và formaldehyde, thanh lọc không khí.
Cây thiên niên kiện có tên gọi khác là sơn thục, cây bao kim hay ráy hương, cây này thuộc họ Ráy. Thiên niên kiện là loại dược liệu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm.
Thân rễ là bộ phận được dùng của cây thiên niên kiện, chúng được cắt thành từng đoạn dài khoảng 10–27cm, sấy nhanh cho khô đều mặt ngoài ở nhiệt độ không quá 50oC. Sau đó hãy làm sạch, bỏ hết các rễ con rồi phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn ở nhiệt độ 50–60oC.
Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị thuốc khác, thường dùng khoảng 6–12g/ngày.
Bạn có thể dùng thân rễ tươi rửa sạch rồi giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại. Ngoài ra, giã nát rễ cây với muối, đắp ngoài làm tan nhọt độc. Tinh dầu của loại dược liệu này có thể dùng để chế thành dầu xoa bóp.
3.2 Công dụng của cây thiên niên kiện
Cây thiên niên kiện có rất nhiều công dụng hữu ích trong Y Học Cổ Truyền. Dưới đây là một số tác dụng của thiên niên kiện, bao gồm:
- Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay, hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi;
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống
- Trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh;
- Ngoài ra, tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.
Còn rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả, bài viết trên đây là 3 vị thuốc nam mà Y Dược Phương Đông kết hợp để tạo ra 1 bài thuốc nam trị bệnh xương khớp dưới dạng bào chế là CAO TRÀ hòa tan được đóng thành từng gói rất tiện dụng, để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn thêm xin liên hệ với Y DƯỢC PHƯƠNG ĐÔNG qua hotline 0981229089 để được hỗ trợ