Hiện nay, số lượng người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, dự kiến vào năm 2040, số người mắc bệnh tiểu đường sẽ là hơn 600 triệu người. Trên thế giới, bệnh đái tháo đường được xếp vào một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia.
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường để phòng tránh và chữa trị.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường? Bài viết sau đây yduocphuongdong sẽ chia sẻ đến các bạn nguyên nhân của căn bệnh này.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Theo ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh tiểu đường Hoa Kỳ thì: “Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao”.
2. Phân loại bệnh tiểu đường
- Tiểu đường Tuýp 1: tuyến tụy không tiết ra Insulin.
- Tiểu đường Tuýp 2: tuyến tụy không tiết đủ Insulin hoặc cơ thể không có khả năng sử dụng Insulin do tuyến tụy tạo ra.
- Tiểu đường thai kỳ: khi mang thai, cơ thể mẹ không tạo ra lượng Insulin đủ để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ lẫn con.
3. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?
3.1.Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1
Các chuyên gia cho rằng bệnh tiểu đường có thể là kết quả của việc hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy kiến cho cơ thể có ít hoặc không có insulin nên thay vì chuyển đến tế bào thì glucose lại tích lũy trong máu và sinh ra tiểu đường type 1.
Bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn nếu:
- Có tiếp xúc với một số loại virus gây bệnh.
- Gia đình có người mắc bệnh (mẹ/anh chị)
- Cơ thể không đủ vitamin D, sử dụng sữa bò và các loại ngũ cốc quá sớm (trước 4 tháng tuổi), những điều này không trực tiếp gây ra tiểu đường tuýp 1 nhưng tăng tỉ lệ mắc bệnh.
3.2. Nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
Theo nhiều chuyên gia, yếu tố di truyền có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó thừa cân cũng có thể dẫn đến căn bệnh này.
3.3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi bạn mang thai, nhau thai sẽ sản sinh ra kích thích tố để duy trì thai kỳ, chính chúng sẽ làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Về cơ bản, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, nhưng khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và tăng lượng tích tụ trong máu, và tiểu đường thai kỳ xuất hiện.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Không thể ngăn ngừa các dạng bệnh tiểu đường tự miễn dịch và di truyền, nhưng có một số lưu ý bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển tiền tiểu đường, tiểu đường Loại 2 và tiểu đường thai kỳ, bao gồm:
- Vận động nhiều hơn
- Đảm bảo cân nặng ở mức tiêu chuẩn
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích
- Ngủ đủ giấc
- Hạn chế đồ ngọt, kể cả bánh kẹo hay những thực phẩm có chất ngọt tự nhiên.
- Kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm
- Chỉ tiêu thụ đường bổ sung dưới 10% tổng năng lượng được hấp thu vào cơ thể theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là có một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà bạn không thể thay đổi chẳng hạn như di truyền/tiền sử gia đình, tuổi tác và chủng tộc.
KẾT LUẬN:
Bài viết vừa chia sẻ nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, và một số lưu ý để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này. “Sức khỏe là vàng”, một thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học, hợp lý, sẽ giúp bạn có được thứ tài sản quý giá hơn bất cứ thứ gì. Yduocphuongdong hy vọng được đồng hành, cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe, cùng bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.
Y dược phương Đông – Sức khỏe & sắc đẹp