Blog Post

Những dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Bạn cần chủ động đến cơ quan y tế kiểm tra nếu cơ thể cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì,…. vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường  hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, và lượng đường trong máu tăng cao

Người ta có thể phân loại bệnh dựa trên đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường, có 3 loại: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 , tiểu đường thai kỳ.

2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường 

Mức glucose trong máu cao hơn bình thường là 1 trong những triệu chứng ban đầu của bệnh. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh cũng từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người còn không phát hiện ra họ bị bệnh nặng chỉ khi có nhiều biến chứng xảy ra. 

2.1. Đái tháo đường tuýp 1 có những triệu chứng gì?

Có 4 hội chứng điển hình có thể kể đến: 

Đói và mệt: Cơ thể của chúng ta sẽ chuyển hóa thức ăn thành glucose để tế bào lấy năng lượng. Và tts bào của mỗi người muốn hấp thụ glucose insulin. Vậy nên, nếu không có đủ insulin, hoặc tế bào kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Cơ thể bạn sẽ đói và mệt mỏi hơn bình thường.

Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: cơ thể người bình thường trong 1 ngày cần đi tiểu từ 4 đến 7 lần. Nhưng với bệnh nhân mắc đái tháo đường, họ thường đi nhiều hơn con số đó rất nhiều lần. Nguyên nhân là do, khi hi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại, cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. 

Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Do cơ thể đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Da khô và thiếu nước khiến bạn thấy ngứa ngáy khó chịu. 

Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.

Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

2.2 Đái tháo đường tuýp 2 có những triệu chứng gì?

Tiểu đường type 2 không có nhiều các triệu chứng như tiểu đường type 1. Nhìn chung, bệnh nhân ở giai đoạn này thậm chí có thể không có biểu hiện, triệu chứng gì, người bệnh không cảm nhận được những cảnh báo bệnh rõ ràng. Những dấu hiệu cũng khó chuẩn đoán như: 

Nhiễm trùng nấm men: Nhiễm trùng này xuất hiện và phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, như giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến lượng máu của cơ thể làm tổn thương thần kinh và lâu lành vết thương.

2.3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kì thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi quan sát kĩ cơ thể bạn có thể nhận thấy mình khát hơn bình thường và muốn đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn. Khi làm làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose khi thai 28 tuần có thể phát hiện được bệnh.

 3. Ai là người có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Dù là ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi nhận thấy những dấu hiệu hoặc nghi ngờ bạn thân mắc bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Hoặc tốt hơn hết nên giữ thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kì như đo huyết áp, đo lượng đường trong máu,….

KẾT LUẬN:

Trên đây, bài viết đã chia sẻ với các bạn những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều hệ lụy. Hãy chú tâm đến sức khỏe của mình hơn, nếu như nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường, hãy đến các cơ sở ý tế uy tín để thăm khám, kiểm tra, để nhận những tư vấn khoa học từ những người có chuyên môn. Yduocphuongdong hy vọng được đồng hành, cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe, cùng bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

Y dược phương Đông

Related Posts