Blog Post

Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người bị tiểu đường

Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người bị tiểu đường

Cha đẻ của y học hiện đại từng nói: “Hãy để thức ăn thay thế thuốc của bạn”. Thật vậy một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu được nhiều bệnh tật và các biến chứng của bệnh. Vậy với người mắc bệnh đái tháo đường, họ nên có những thực phẩm nà trong thực đơn ăn uống hàng ngày là hợp lý? Bài viết sau đây, yduocphuongdong sẽ chia sẻ đến các bạn những loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần nếu bạn đang phải sống chung với bệnh đái tháo đường.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cân bằng các thành phần dinh dưỡng cách hợp lý để duy trì cân nặng và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. 

1.1 Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Cân bằng các chất trong khẩu phần ăn sao cho hợp lý (chất đạm, chất béo, vitamin,..) 
  • Giảm thiểu các rối loạn chuyển hóa
  • Tránh cắt thực phẩm quá nhỏ, ninh quá lâu vì hành động này vô tình sẽ khiến thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thụ
  • Một công thức tôn chỉ cho chiều cao và cân nặng của người bị đái tháo đường là  cân nặng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. 

1.2. Nguyên tắc chế biến

  • Luộc – hấp là hai cách chế biến thức ăn nên được ưu tiên hàng đầu 
  • Rau củ không thích hợp để nướng vì phương pháp này làm lượng đường huyết của chúng cao hơn bình thường
  • Ăn trực tiếp hoa quả, không nên ưu tiên lựa chọn sinh tố hay nước ép

2. Thực đơn nào cho bệnh nhân đái tháo đường?

2.1. Các loại đậu

Các loại đậu với giá thành không quá cao dễ dàng tìm mua và chế biến lại có lượng protein và carbohydrate tiêu hóa chậm tốt cho sức khỏe. Chúng giúp da dày có cảm giác no lâu và ngăn chặn sự tăng cao đột ngột của glucose trong cơ thể. Một nghiên cứu của JAMA (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) năm 2012 đã cho thấy, chỉ số HbA1c của người tiêu thụ nhiều đậu thấp hơn và chỉ số huyết áp và chất béo trung tính của họ cũng thấp hơn đối tượng khác 

2.2.         Rau lá màu xanh đậm

Rau xanh chứa ít carb phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của người đang cần kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể ưu tiên lựa chọn các lại cải như: cải xoăn, cải thìa, cải chíp, … chúng chứa lượng beta-carotene và vitamin C dồi dào. Hai chất này có khả năng chống oxy hóa và góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mắt. Cùng với đó những loại rau có màu xanh đậm còn chứa một lượng dồi dào mage và khoáng chất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

2.3.         Dầu ô liu nguyên chất

Dầu ô liu là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho mỡ lợn hoặc dầu ăn thông thường. Bơ, các loại hạt nhiều dầu như lạc, ô liu, mè, chủ yếu không có chất béo bão hòa tốt hơn cho cơ thể bạn. Không những vậy dầu ô liu nguyên chất chứa hợp chất oleocanthal có tác dụng chống viêm làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng như biến chứng thần kinh. Bạn nên dùng nó với nhiệt độ thấp hoặc sử dụng để trộn salad.

 2.4.          Hạn chế ăn thịt

Nếu bạn là bệnh nhân mắc đái tháo đường hoặc có người nhà mắc bệnh, bạn nên suy nghĩ về việc đổi thịt sang các loại đậu, đậu phụ một vài lần trong tuần vì chúng chứa lượng protein đầy đủ mà lại rất tốt cho sức khỏe. Protein từ thực vật hoàn hảo để thay thế cho nguồn đạm động vật, lại còn chứa chất chống oxy hóa, các chất xơ tốt cho sức khỏe đường ruột của bạn. 

2.5.         Trái cây có múi

Cam, quýt, bưởi, kiwi,…. chứa lượng vitamin C, folate, kali… tuyệt vời cho sức khỏe của bạn và gia đình. Bên cạnh đó, cam chứa hesperidin và naringin là hai chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có hại, bảo vệ cơ thể.

2.6.         Ngũ cốc nguyên hạt

Bất cứ thực phẩm nào thuần tự nhiên cũng đều tốt hơn so với qua chế biến sẵn. Với hàm lượng chất xơ cao, ngũ cốc nguyên hạt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến quá trình hấp thu đường chậm lại và mang nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu đến cho cơ thể  Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp ổn định đường huyết sau ăn cho người bị tiểu đường.

3.     Một số quan niệm sai lầm về chế độ ăn đái tháo đường

Nhiều người truyền tai nhau nhưng quan niệm không mấy đúng đắn như

Người bị đái tháo đường nên ăn miến dong thay cơm. Quan điểm này không thể đúng khi chỉ số đường huyết của miến dong là 95 cao hơn gạo trắng là 83.

Bệnh nhân đái tháo đường cần dừng ăn tinh bột: điều này không đúng , người đái tháo đường không nên dừng việc ăn tinh bột nhưng cần cân đối lượng tinh bột trong ngày. Chỉ số hoàn hảo cho lượng tinh bột mà cơ thể cần là từ 45 – 55% năng lượng cho cơ thể.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn mì tôm thay cơm: là hoàn toàn sai  thậm chí họ còn cần giảm lượng tiêu thụ mì tôm. Nếu như ăn mì tôm, bạn cần cung cấp thêm rau xanh, tôm hoặc protein để cân đối dinh dưỡng và hạ chỉ số đường huyết của mì tôm. 

KẾT LUẬN:

Trên đây, bài viết đã chia sẻ những thực phẩm người bị bệnh tiểu đường có thể cân nhắc bổ sung và thực đơn hằng ngày để có một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và hợp lý. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày sao hợp lý và khoa học nhất. Yduocphuongdong hy vọng được đồng hành, cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe, cùng bạn sống khỏe hơn mỗi ngày. 

Y dược phương Đông

Related Posts