Blog Post

Tại sao bạn mỏi mắt nhưng không thể ngủ được?

 Mỏi mắt, nhắm mắt nhưng vẫn không thể ngủ được, mất ngủ, khó ngủ khiến nhịp độ hoạt động ban ngày trì trệ, luôn cảm thấy mệt mỏi, làm việc không hiệu quả, nguyên nhân do đâu? Tình trạng mất ngủ ngày càng trẻ hóa, bài biết sau đây, yduocphuongdong sẽ cùng bạn trả lời câu hỏi, tại sao bạn mỏi mắt nhưng không tài nào ngủ được?

1. Khó ngủ dù cơ thể đang rất mệt mỏi nguyên nhân do đâu?

1.1 Do bạn ngủ trưa quá nhiều

Ngủ trưa là thói quen tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn nhưng bạn chỉ nên ngủ giấc trưa khoảng 20- 30 phút mỗi ngày là đủ. Một vài nghiên cứu trên các phi công về thời gian ngủ cho thấy, 26 phút là khoảng thời gian giấc ngủ có nhiều công dụng nhất: cải thiện 34% khả năng đáp ứng thao tác và 54% mức độ tỉnh táo. Do đó, đây được xem là khoảng thời gian ngủ nghỉ phù hợp cho những đối tượng thường xuyên phải tăng ca hoặc làm thêm ngoài giờ. Nếu bạn ngủ quá nhiều vào buổi trưa hoặc ngủ trưa muộn sẽ làm bạn bị rối loạn nhịp sinh học, khó ngủ về đêm.

1.2 Căng thẳng, lo âu

Lo lắng có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong cuộc sống, đặc biệt là khiến ta mệt mỏi. Lo lắng dẫn đến tăng hưng phấn và tỉnh táo, khiến giấc ngủ bị trì hoãn, ngủ không ngon. Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng của rối loạn lo âu. Có 24% – 36% những người hay lo lắng đều mất ngủ.

1.3 Sử dụng các chất kích thích

Rượu, bia, nước ngọt, cà phê,… bạn có tiêu thụ nó quá sát giấc ngủ? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn sử dụng caffeine trung bình 6 giờ trước khi đi ngủ sẽ tác động đáng kể đến rối loạn giấc ngủ. Não bộ khi rơi vào tình trạng kích thích quá mức sẽ làm cho sức khỏe tinh thần của bạn bị căng thẳng, mỏi mệt, đi vào giấc ngủ thật khó khăn.

1.4 Lạm dụng các thiết bị điện tử

Não bộ của chúng ta là một mạng lưới nơ-ron thần kinh rất phức tạp, chúng sẽ giúp ta gia tăng sự tỉnh táo khi làm việc và thư giãn khi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị kích thích bởi những tác động từ bên ngoài.

Khi bạn sử dụng các thiết bị điện tử, mạng lưới thần kinh lúc này sẽ được kích hoạt để đáp ứng nhu cầu. Từ đó làm cho đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thiết bị điện tử lại phát ra ánh sáng màu xanh với khoảng cách rất gần mắt vừa gây hại cho mắt của bạn lại gây ức chế não bộ tiết hormone khiến bạn mất ngủ, làm cản trở chu kỳ ngủ.

1.5 Trầm cảm

Có tới 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đều phàn nàn về chất lượng giấc ngủ. Các triệu chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Và ngược lại các triệu chứng rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân tái phát và kéo dài căn bệnh trầm cảm. Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian dài, nên tìm đến các chuyên gia y tế để tư vấn và điều trị.

2. Khắc phục tình trạng khó ngủ, mỏi mắt nhưng không tài nào ngủ được 

Nếu như tình trạng khó ngủ mất ngủ kéo dài, thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe như: đau đầu, suy giảm trí nhớ, gây tăng cân…. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này? Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến một số phương pháp bạn có thể cân nhắc:

2.1 Kiến tạo lại không gian sống

Đảm bảo phòng ngủ của bạn không đón quá nhiều ánh sáng, với nhiệt độ lí tưởng là 26 – 28 độ C. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những tông màu nhẹ nhàng, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn (màu pastel, màu be nhạt, xám, vàng nhẹ, trắng,…). Đặc biệt, nếu có thể, hãy loại bỏ các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ, ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế khiến não bộ không thể tiết ra melatonin – đây là hormone giúp con người cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn.

2.2 Ngủ đúng giờ

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: thời gian hợp lý để lên giường là 9 – 10h tối, cơ thể sẽ rơi vào giấc ngủ khoảng 1 – 2 tiếng sau đó.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày chính là giúp các cơ quan của bạn có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ thải độc cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái. Với cách chữa mất ngủ không dùng thuốc này, lâu ngày cơ thể của bạn sẽ hình thành lịch ngủ cho bản thân một cách hợp lý và lành mạnh.

2.3 Ăn uống khoa học hơn

Qua đó có thể đánh giá được phần nào tác động của chế độ dinh dưỡng đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng mất ngủ của chúng ta. Để cải thiện bệnh mất ngủ, bạn có thể cân nhắc bổ sung một số loại thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, hạt sen, hay một cốc mật ong ấm trước khi ngủ.

2.4 Từ bỏ thói quen ngủ lúc xế chiều

Chiều chiều luôn là khoảng thời gian lý tưởng của nhiều người để tranh thủ chợp mắt, ngủ một giấc ngắn. Tuy vậy bạn nên từ bỏ ngay thói quen này vì chúng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn khó ngủ vào ban đêm đó!

2.5 Vận động nhẹ nhàng nếu bạn thấy khó ngủ

Nếu mỏi mắt nhưng nằm mãi mà không ngủ được, sau khoảng nửa tiếng như vậy bạn nên ra khỏi giường, di chuyển nhẹ nhàng vài vòng quanh phòng cho cơ thể thoải mái, thư giãn, đỡ mỏi rồi hãy quay lại giường ngủ. Bạn có thể thư giãn đầu óc bằng việc nghe nhạc hay đọc sách để chờ cơn buồn ngủ ập đến.

KẾT LUẬN:

Giải thích nguyên nhân và đề cập một số cách mà bạn có thể áp dụng nếu như cứ mãi khó ngủ về đêm dù cơ thể đã quá mệt mỏi, yduocphuongdong hi vọng có thể giúp bạn cải thiện được phần nào chất lượng giấc ngủ, cũng như chất lượng cuộc sống. Ngoài ra bạn có thể tham khảo sản phẩm cốm thảo dược Dưỡng tâm an thần, được sản xuất với quy trình hiện đại nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên để có thể tìm lại giấc ngủ ngon mỗi đêm. Yduocphuongdong hy vọng được đồng hành, cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe, cùng bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

Y dược phương Đông

Related Posts