Blog Post

Thế nào là nội tiết tố nữ và tầm quan trọng của nội tiết tố đối với sức khỏe

Nội tiết tố là một phần quan trọng không thể thiếu đối với sức khỏe con người, vì nó quyết định giới tính con người. Đặc biệt đối với phái nữ, nội tiết tố còn giữ vai trò quan trọng trong vấn đề sinh nở và nuôi con bằng sữa. Để tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng này, cùng chúng tôi Y dược Phương Đông sẽ chia sẻ thông tin ở bài viết dưới đây

1. Khái niệm về nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần ở tuyến thượng thận, nhau thai,… Nhờ có nội tiết tố nữ nên phụ nữ có điểm nhận dạng khác biệt so với phái mạnh. 

Trong cơ thể của phụ nữ có hai nội tiết tố chính gồm estrogen và progesterone. Phụ nữ cũng sản xuất một lượng nhỏ testosterone (thường coi là nội tiết tố nam) và nam giới cũng có một lượng nhỏ estrogen và progesterone. Hầu hết nội tiết tố nữ được sản xuất từ buồng trứng trong cơ thể họ và nó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

  • Estrogen phát triển mạnh bắt đầu từ tuổi dậy thì và giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi của estrogen ảnh hưởng đến tâm-sinh lý của phụ nữ ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, nhiều estrogen sẽ được sản xuất với nhau thai và giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. 
  • Progesterone ít phổ biến hơn estrogen. Progesterone chủ yếu ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung làm phát triển dày hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có thai, progesterone do buồng trứng và nhau thai sản xuất sẽ đảm bảo niêm mạc tử cung dày và khỏe mạnh để hỗ trợ em bé phát triển. Đồng thời, trong kỳ kinh nó cũng giảm vì cơ thể không cần phát triển lớp niêm mạc tử cung mới mỗi tháng.

2. Tầm quan trọng của nội tiết tố đối với sức khỏe của phụ nữ

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và sinh sản. Trong quá trình này sẽ có những thay đổi khác nhau về hình dáng cơ thể đến tâm trạng và những vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa của phụ nữ…

2.1 Ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở nữ giới thường bước vào từ 12 – 16 tuổi. Giai đoạn này tuyến yên bắt đầu sản xuất lượng lớn hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), kích thích sản xuất estrogen và progesterone. 

Nồng độ estrogen và progesterone tăng và bắt đầu phát triển các đặc điểm như:

  • Phát triển vú.
  • Mọc lông ở nách, chân và vùng kín.
  • Tăng chiều cao.
  • Tăng lưu trữ chất béo ở mông, hông và đùi.
  • Mở rộng xương chậu và hông.
  • Tăng sản xuất dầu cho da, xuất hiện các vết mụn ở mặt, lưng…

2.2 Thời kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt xuất hiện bất kỳ lúc nào từ 13 – 15 tuổi. Sau đó, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn đến khi mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể thay đổi trong khoảng 24 – 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt có ba giai đoạn tương tự với sự thay đổi nội tiết tố:

2.2.1. Giai đoạn nang trứng

Thời điểm đánh dấu một kỳ kinh nguyệt mới là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Trong một khoảng thời gian, máu và mô từ tử cung thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Lúc này, nồng độ estrogen và progesterone rất thấp làm thay đổi tâm trạng của nữ giới.

Tuyến yên cũng giải phóng FSH, LH làm tăng nồng độ estrogen và báo hiệu sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng. Mỗi nang chứa một quả trứng. Sau vài ngày, một nang trội sẽ xuất hiện ở mỗi buồng trứng. Các nang trứng còn lại sẽ được buồng trứng hấp thụ.

2.2.2 Giai đoạn rụng trứng

Trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ estrogen và LH trong cơ thể đạt đến đỉnh điểm khiến một nang trứng vỡ ra và giải phóng trứng khỏi buồng trứng.

Sau khi rời buồng trứng, một quả trứng tồn tại trong khoảng 12 – 24 giờ. Trong quá trình thụ tinh của trứng chỉ xảy ra trong khung thời gian này.

2.2.3. Giai đoạn hoàng thể

Trong giai đoạn hoàng thể, thông qua ống dẫn trứng, trứng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Nang trứng bị vỡ, progesterone được giải phóng, làm dày niêm mạc tử cung và sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh. Khi trứng đến cuối ống dẫn trứng sẽ bám vào thành tử cung.

Nồng độ estrogen và progesterone suy giảm vì trứng không thụ tinh. Dấu mốc của sự khởi đầu tuần tiền kinh nguyệt. Cuối cùng, trứng không được thụ tinh và niêm mạc tử cung bong ra kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hiện tại và bắt đầu chu kỳ tiếp theo. 

2.3. Giai đoạn thai kỳ

Quá trình mang thai bắt đầu từ thời điểm trứng đã thụ tinh làm tổ trong thành tử cung của một nữ giới. Sau khi cấy ghép, nhau thai bắt đầu phát triển và sản xuất một số hormone gồm progesterone, relaxin và gonadotropin màng đệm ở người (hCG).

Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ progesterone tăng đều đặn khiến cổ tử cung dày lên và hình thành nút nhầy. Việc sản xuất relaxin ngăn chặn các cơn co thắt trong tử cung đến khi kết thúc thai kỳ, thư giãn dây chằng và gân trong khung chậu.

Nồng độ hCG tăng trong cơ thể kích thích sản xuất estrogen và progesterone. Sự gia tăng nhanh chóng lượng hormone này dẫn đến các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, nôn và đi tiểu thường xuyên.

Nồng độ estrogen và progesterone tiếp tục tăng trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Các tế bào trong nhau thai sẽ bắt đầu sản xuất hormone Human placental lactogen (HPL). HPL điều chỉnh quá trình trao đổi chất của phụ nữ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.

Nồng độ hormone giảm khi quá trình mang thai kết thúc và dần về lại mức trước khi mang thai. Khi người mẹ cho con bú, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, ngăn xảy ra rụng trứng.

2.4. Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh là khi ngừng kinh nguyệt và không còn khả năng mang thai. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi dẫn đến thời kỳ cuối cùng của phụ nữ. Trong quá trình chuyển đổi, nồng độ hormone dao động lớn khiến phụ nữ gặp các triệu chứng của tiền mãn kinh gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng gây tình trạng bốc hỏa, nóng giận.
  • Khó ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Khô âm đạo.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 3 – 10 năm. Phụ nữ đến tuổi mãn kinh khi đã trải qua một năm không có kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ estrogen và progesterone.

Nồng độ estrogen thấp hơn làm giảm ham muốn, mất sự đàn hồi của xương nên dễ loãng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

3. Tình dục an toàn và phòng ngừa thai

Estrogen, progesterone và testosterone ảnh hưởng đến tình dục. Mức độ estrogen cao tăng ham muốn còn tăng progesterone thì sẽ ngược lại. Ngoài ra, nồng độ testosterone thấp cũng giảm ham muốn tình dục ở một số phụ nữ. 

Related Posts